0.Tặng hoa Crush
Năm mới tết đến, Tại cửa hàng hoa Khả Băng đang bày bán những bó hoa rất đẹp và thơm. Biết được rằng, Crush của mình rất thích hoa nên Hiếu sẽ mua thật nhiều để tặng Crush.
Có n bó hoa, Mỗi bó một loại và có độ thơm nhất định, Bó hoa thứ i có độ thơm a[i].Vậy giả sử ta có 1 mảng \(a[1],a[2],..a[n]\) là mảng mô tả độ thơm của n bó hoa. Biết rằng, một "dãy con" \(a[l,r]\) là một đoạn gồm các phần tử liên tục trong mảng a : \(1 <= l <= r <= n.\) Vì các bó hoa đều đẹp nên Hiếu quyết định sẽ mua nhiều loại hoa, nhưng sẽ không mua hết cả bó mà chỉ rút một số bông trong các bó hoa Hiếu chọn mà thôi.
Giả sử Hiếu chọn các bó có chỉ số liên tục từ \(x\) đến \(y\) thì Hiếu sẽ rút mỗi bó 1 bông. Chủ cửa hàng rất có kinh nghiệm chọn Hoa nên đã gợi ý cho Hiếu một số dãy con liên tục. Vì muốn tỉ lệ tỏ tình thành công càng cao nên Hiếu càng muốn chọn một số trong các dãy từ gợi ý của Chủ cửa hàng sao cho tổng độ thơm của các bông Hoa mà Hiếu mua là cao nhất có thể.
Ví dụ, Trong trường hợp cửa hàng có 5 bó hoa, và mảng độ thơm tương ứng là \((1, -2, 1, 3, -4)\) và chủ cửa hàng đưa ra những dãy con gợi ý là \((1, -2), (3, -4), (1, 3) , (1, -2, 1, 3)\). Sau đó nếu Hiếu chọn dãy con thứ ba và dãy con thứ bốn thì cách tính độ thơm sẽ dựa vào mảng độ thơm ban đầu như sau:
- Bó hoa thứ nhất: \(1 * 1 = 1\) thêm vào độ thơm, vì bông hoa thuộc bó hoa thứ nhất chỉ xuất hiện ở dãy con thứ tư mà Hiếu đã chọn.
- Bó hoa thứ hai : \((-2) * 1 = -2\) đc thêm vào, vì bông hoa thuộc bó hoa thứ hai chỉ xuất hiện ở dãy con thứ tư mà Hiếu đã chọn.
- Bó hoa thứ ba: \(1 * 2 = 2\), vì bông hoa thuộc bó hoa thứ ba xuất hiện ở cả hai dãy con mà Hiếu đã chọn.
- Bó hoa thứ tư: \(3 * 2 = 6\), vì bông hoa thuộc bó hoa thứ tư xuất hiện ở cả hai dãy con mà Hiếu đã chọn.
- Bó hoa cuối cùng" \((-4) * 0 = 0\) v bông hoa thuộc bó hoa thứ năm không xuất hiện ở cả hai dãy con mà Hiếu đã chọn.
Như vậy, tổng độ thơm sẽ là : \(1 + (-2) + 2 + 6 + 0 = 7.\) Lưu ý rằng, Hiếu có thể chọn số dãy con bất kì trong các gợi ý. Thậm chí có thể chọn hết các gợi ý hoặc không chọn dãy con nào cả. Các bạn hãy giúp Hiếu có tỉ lệ tỏ tình thành công cao nhất có thể nhé.
Input:
- Dòng đầu tiên chứa 2 số \(n,m (1 <= n,m <= 100)\) - Tương ứng là số lượng bó hoa và số lượng dãy con gợi ý bởi chủ cửa hàng.
- Dòng thứ hai là n số nguyên \(a[1],a[2],...a[n]\) thể hiện độ thơm của từng bó hoa có chỉ số 1,2..,\(n\).\(( -100 <= a[i] <= 100)\)
- m dòng tiếp theo, mỗi dòng gồm 2 số nguyên \(l[i]\) và \(r[i]\) mô tả 2 chỉ số của dãy con mà chủ cửa hàng đã gợi ý. \(( 1 <= l[i] <= r[i] <= n).\) Có nghĩa nó thể hiện dãy con a\([ l[i] ], a[l[i] +1], ... a[ r[i] ].\) Mỗi dãy con có thể lặp lại nhiều hơn một lần.
Output:
- In số nguyên duy nhất - Độ thơm tối đa mà Hiếu có thể đạt được sau khi xem xét các gợi ý.
Example 01:
Input:
5 4
1 -2 1 3 -4
1 2
4 5
3 4
1 4
Output:
7
Example 02:
Input:
4 3
1 2 3 4
1 3
2 4
1 1
Output:
16
Example 03:
Input:
2 2
-1 -2
1 1
1 2
Output:
0
Giải thích:
- Example 01 được giải thích ở đề bài.
- Example 02 Hiếu đã chọn tất cả gợi ý.
- Example 03 Hiếu không chọn dãy nào từ các gợi ý.
Comments
ad xem lại vidu đc không. đáp án có vẻ k hợp lí
Theo mình thấy ví dụ đều đúng hết bạn ơi! Bạn chưa hiểu ví dụ nào nhỉ?